KINH DOANH KHÁCH SẠN – CHÚ GẤU TRONG KỲ NGHỈ ĐÔNG

 19/08/2020

KINH DOANH KHÁCH SẠN – CHÚ GẤU TRONG KỲ NGHỈ ĐÔNG

Có thể nói năm 2020 thị trường kinh doanh khách sạn bị chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch covid. Theo nghiên cứu mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường CBRE, trong quý I/2020 lượt khách du lịch quốc tế đến giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, và lượt khách du lịch nội địa cũng giảm 18,0% so với cùng kỳ.


          Nhiều khách sạn được rao bán đặc biệt là các khách sạn tại Đà Nẵng – tâm dịch covid hiện nay. Chủ khách sạn phải đổi mặt với tỷ lệ đặt phòng ngày một giảm, đó cũng được xem như là thách thức đối với các nhà kinh doanh khách sạn. Những người chủ khách sạn cũng như những nhà quản lí không nên lo lắng trước sự biến động thị trường do sự ảnh hưởng của Covid-19. Tỷ lệ đặt phòng trong giai đoạn này chắc chắn sẽ tăng trưởng khá chậm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và khẳng định rằng phát triển hoạt động kinh doanh sẽ sớm được phục hồi trở lại. Các chủ cơ sở kinh doanh khách sạn nên cân nhắc trước mỗi hành động cũng như những kế hoạch nhằm thu hút gia tăng đặt phòng trong giai đoạn hiện tại như cắt giảm giá phòng quá mức cho phép để thu hút khách hàng nhưng không mang lại lợi nhuận kinh doanh hoặc tốn chi phí chi trả cho nhiều kênh phân phối không hiệu quả. Thay vào đó, chúng ta cần có cái nhìn lâu dài để có xây dựng chiến lược kinh doanh tốt nhất.

          Các nhà kinh doanh khách sạn cần làm là đánh giá lại vị trí của cơ sở kinh doanh cũng như kế hoạch phát triển khách hàng ở những quy mô vừa và lớn. Đối với các khách sạn với phần lớn thị trường khách chỉ từ một thị trường du lịch (như Trung Quốc) thì cần đa dạng hóa các hoạt động marketing để thu hút các nguồn khách hàng mới. Điều quan trọng khi khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19 là các chuỗi khách sạn cần phải tận dụng, khai thác các thị trường khách du lịch ở nhiều quốc gia trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm hạn chế những ảnh hưởng nặng nề ở quốc gia này hoặc quốc gia khác.
Đối với những khách sạn vừa và nhỏ, ảnh hưởng đầu tiên mà dịch Covid-19 tác động đến có thể thấy thông qua sự gia tăng lượng khách hàng hủy chỗ nghỉ cũng như các sự kiện đã đặt trước đó. Đối với những booking đặt phòng, cung cấp cho khách nhiều sự lựa chọn như bao gồm ghi chú thẻ tín dụng hoặc các gói ưu đãi chào mng khách trở lại nhằm có thể giữ khách dài hạn. Đối với những hội nghị hay event, các hoteliers giữ liên hệ và tương tác với các đơn vị tổ chức sự kiện để trì hoãn, dời lại ngày tổ chức thay vì chấp nhận yêu cầu hủy của khách hàng ngay lúc đó. Đối với các tập đoàn khách sạn lớn cần xem xét lại tình hình kinh doanh của tập đoàn và thị trường nguồn khách. Bằng cách đánh giá toàn bộ thị trường nguồn khách mà khách sạn đang cung cấp dịch vụ và nhận dạng tiềm năng cũng như nhu cầu của nguồn thị trường khách hàng trong thời gian tới. Sau đó, có thể đo lường lại một cách tổng quan về sự ảnh hưởng và đưa ra những chiến lược phù hợp.

       Tuy nhiên, những biến động lớn cũng mang đến cơ hội cho những biến đổi lớn: đây sẽ là giai đoạn quan trọng để sàng lọc những chủ đầu tư có thực lực và có khả năng thích ứng, giúp thị trường hồi phục mạnh mẽ hơn khi đại dịch kết thúc”. Khi đặt phòng giảm, các khách sạn cần linh hoạt và chủ động trong việc tiến hành kiểm soát các khoản thu chi một cách chặt chẽ, tránh những thất thoát. Tuy nhiên, các chủ khách sạn cũng cần cân nhắc về việc cắt giảm chi phí sao cho phù hợp, không làm ảnh hưởng đến việc duy trì kinh doanh và giá trị thương hiệu của khách sạn về lâu, về dài. Dựa trên một dự báo nhu cầu được cung cấp bởi hệ thống quản lý doanh thu mà qua đó có thể giúp khách sạn cải thiện tình hình kinh doanh bằng cách giảm bớt tình trạng phòng trống, tăng doanh thu và giảm chi phí . Với dự đoán đó, chủ khách sạn có thể xem xét được các khoản chi không cần thiết, các bộ phận nhân sự duy trì bị dư thừa. Chẳng hạn như công suất phòng thấp dẫn đến nhu cầu dọn phòng giảm, số lượng nhân viên lễ tân cũng giảm, nhân viên làm việc tại các khu vực nhà hàng, bãi giữ xe cũng hạn chế. Sự tiêu hao điện năng không cần thiết cũng là một việc cần chú ý trong thời điểm này giúp chủ khách sạn tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. 

       Vì vậy bạn hãy nhanh chóng thay đổi bằng cách đầu tư vào một phần mềm quản lý khách sạn. TTA sẽ giúp các bạn làm điều đó với một sản phẩm phần mềm quản lý cực kỳ hữu dụng đó là Phần mềm quản lý khách sạn thông minh HPM Pro. Giải pháp quản lý HPM Pro là kết hợp của Phần mềm quản lý khách sạn với Điều khiển hệ thống điện trong khách sạn, tạo thành hệ thống quản lý thông minh nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn. Ưu điểm của giải pháp quản lý HPM Pro: Giao diện phần mềm sắp xếp khoa học, dễ dàng sử dụng. Tự động điều khiển bật/tắt hệ thống điện, tiết kiệm điện tối đa. Quản lý trạng thái của các phòng, thống kê chi tiết từng giao dịch. Kiểm soát chính xác thông tin và tài sản khách hàng. Theo dõi quản lý chính xác kho hàng và dịch vụ. Báo cáo chi tiết doanh thu, cập nhật gửi qua email hàng ngày. Hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót giữa các bộ phận. Giám sát hoạt động của khách sạn từ xa qua Internet. Hỗ trợ bán phòng online, quảng bá thông tin, hình ảnh khách sạn Lợi ích HPM Pro mang lại cho các chủ quản lý.  Công cụ quản lý chuyên nghiệp và chính xác. Bộ máy quản lý được thu nhỏ, tiết kiệm chi phí quản lý. Hạn chế thất thoát điện năng và tài chính. Giảm thời gian quản lý và tăng nguồn khách hàng Với những ưu điểm vượt trội, dễ dàng sử dụng, linh hoạt trong việc lắp đặt và chi phí hợp lý, giải pháp quản lý HPM Pro có thể ứng dụng với những quy mô khách sạn khác nhau. Chúng tôi tin rằng giải pháp quản lý HPM Pro là lựa chọn thông minh dành cho các Quý vị đang quản lý và kinh doanh khách sạn.

 
 Linh Hà - TTA
 
 
 
 
 

Chia sẻ

>Bình luận